Sáng
9/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Đề tài khoa học cấp Nhà nước về
“Định hướng chiến lược và những giải pháp đột phá, nhằm đổi mới căn bản,
toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2016-2030, Đề tài
KX.04.28/11-15”. Chủ đề hội thảo:"Thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra''.
Tới
dự và chủ trì Hội thảo có đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài, đồng chí Nguyễn Vinh Hiển, Trứ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội cùng . Tới tham dự Hội thảo còn có các nhà
khoa học.
Đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài phát biểu
Báo
cáo Đề dẫn tại Hội thảo đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Mục đích của Hội thảo cung
cấp luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm để định hướng chiến lược, các
giải pháp/giải pháp đột phá, đồng thời để nhận diện được những cơ hội và
thách thức trong đổi mới căn bản, toàn điện nền giáo dục, những vấn đề
đặt ra khi triển khai thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của
Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về đổi mới căn bản và toàn diện về
giáo dục và đào tạo.
Hội
thảo tập trung vào 3 nội dung nêu trong các tham luận đó là: Về giáo
dục phổ thông, giáo dục đại học và dạy nghề. Ngoài 3 nội dung chính trên
Hội thảo còn có những tham luận về đẩy mạnh Hợp tác quốc tế trong giáo
dục và công tác nghiên cứu KHGD. Các báo cáo bàn đến những hạn chế, bất
cập; những cơ hội, thách thức đang đặt ra và nêu những định hướng đổi
mới về hợp tác quốc tế và công tác nghiên cứu KHGD.
Hội
thảo cũng đã nhận được 20 bài tham luận, tập trung và các vấn đề lớn
thuộc các lĩnh vực giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục dạy
nghề, hợp tác quốc tế, về khoa học giáo dục. Có những tham luận xuyên
suốt các lĩnh vực của giáo dục như người học, hoạt động dạy học, phát
triển năng lực người học, kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng, đào
tạo đội ngũ nhà giáo, việc tái cơ cấu hệ thống giáo dục. Trong các báo
cáo đều nêu ra những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức, trên cơ
sở đó đưa ra các giải pháp thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo
dục Việt Nam.
Một
điểm rất quan trọng mà nhiều bài tham luận trực tiếp hoặc gián tiếp đề
cập đến hệ thống giáo dục được hiểu theo nghĩa rộng: Thời gian giáo dục,
chương trình, nội dung, hình thức tổ chức, giáo viên, cơ sở vất chất và
đưa ý tưởng nên tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân.
Các
đại biểu đều cho rằng nội dung hội thảo đề cập nhiều vấn đề quan trọng,
trong đó các nhà khoa học tập trung thảo luận về giải pháp đột phá có
thể là tái cấu trủc hệ thống giáo dục được thể hiện một cách toàn diện ở
giáo dục phổ thông, đại học, dạy nghề trên các mặt có liên quan từ
chương trình, nội dung dạy học, đào tạo đội ngũ nhà giáo cho đến cơ chế
quản lý.
Sau
khi nghe các báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tâm huyết của các đại
biểu, các nhà khoa học, đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên
giáo Trung ương, Chủ nhiệm Đề tài kết luận: Hội thảo hôm nay bao gồm
nhiều vấn đề quan trọng, là căn cứ để các nhà khoa học, các chuyên gia
về lĩnh vực giáo dục nghiên cứu để đưa ra được luận chứng, định hướng
đúng đắn góp phần làm rõ mục tiêu của Đề tài “Định hướng chiến lược và
những giải pháp đột phá, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam”./.
Vân Khánh(tuyengiao.vn/)