|
Tác giả :
Khoản 3 Điều 8 Điều lệ Đảng được Đại hội XI thông qua nêu: “Đảng viên xin ra khỏi Đảng do chi bộ xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền chuẩn y kết nạp quyết định”. Đối chiếu với các điều khoản khác, điều này hoàn toàn hợp lý; chẳng hạn với khoản 1 Điều 1 thì công dân Việt Nam “thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng”, tức là việc vào Đảng là hoàn toàn tự nguyện, không có ai cưỡng ép, ra lệnh. Hay so với khoản 1 Điều 4 về thủ tục kết nạp thì phải “có đơn tự nguyện xin vào Đảng”, tức là sự tự nguyện đó thể hiện bằng văn bản, khẳng định cá nhân muốn vào Đảng, hàm ý phục tùng các quy định của Đảng chứ không phải là “ghi danh”, “đề nghị”… Điều đó cho thấy tính nghiêm túc, chặt chẽ của một đảng chính trị, lại là đảng cầm quyền, không phải là một câu lạc bộ hay một hình thức tương tự.
Như vậy, việc xin vào Đảng là một quyền của mọi công dân với những điều kiện cụ thể thì việc xin ra khỏi Đảng cũng là quyền của mọi đảng viên. Khi một đảng viên cảm thấy không còn tha thiết với lý tưởng, mục tiêu của Đảng hoặc bản thân tự thấy không còn đáp ứng được các yêu cầu của Đảng thì việc xin ra khỏi Đảng cũng là thể hiện sự tự trọng của đảng viên đó, cũng là sự tôn trọng Đảng. Hoặc, đảng viên có một số khuyết điểm (nhưng chưa đến mức kỷ luật), tự cảm thấy mình không còn xứng đáng là đảng viên, cũng có thể tự nguyện xin ra khỏi Đảng.
Tuy nhiên, các quy định của Đảng cũng có những ràng buộc nhất định về việc này. Khoản 49.1 trong Quy định 45-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng nêu: “Đảng viên vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật đều phải thi hành kỷ luật nghiêm minh, không có ngoại lệ; vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng biện pháp xóa tên, không chấp nhận việc xin ra khỏi Đảng”. Điểm 10.2 Hướng dẫn 01-HD/TW ngày 5-1-2012 của Ban Chấp hành Trung ương hướng dẫn một số vấn đề cụ thể về thi hành Điều lệ Đảng nêu: “Chỉ xem xét cho ra khỏi Đảng đối với những đảng viên chưa vi phạm về tư cách. Nếu vi phạm tư cách đảng viên thì phải xử lý kỷ luật về Đảng, sau đó mới xét cho ra khỏi Đảng. Đảng viên xin ra khỏi Đảng phải làm đơn, nói rõ lý do xin ra khỏi Đảng, báo cáo chi bộ”. Như vậy, việc xin ra khỏi Đảng không thể và không được xem là cách để “đối phó” với các hình thức kỷ luật do đảng viên đã vi phạm pháp luật hoặc kỷ luật của Đảng.
Gần đây, có một số đảng viên tuyên bố “bỏ Đảng”, “công khai ra khỏi Đảng”… Điểm chung của họ là công bố việc ra khỏi Đảng trên các trang mạng, tự xem mình không còn là đảng viên trước khi được cấp ủy có thẩm quyền quyết định. Không chỉ vậy, họ còn có một điểm chung lớn khác nữa là vi phạm vào những quy định những điều đảng viên không được làm gần như liên tục và có hệ thống. Trong đó, một số người đã có những tuyên bố, bài viết (trên báo và các trang mạng), bài trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài… thể hiện quan điểm ngược lại với chủ trương, đường lối của Đảng, cố tình xuyên tạc tình hình của đất nước. Họ không chỉ phủ định mục tiêu, lý tưởng của mình khi đứng vào hàng ngũ của Đảng mà còn phủ định sự lãnh đạo của Đảng. Đó là một sự phản bội.
Ngay tức thì, hành động của những người này được một số người “cổ vũ” là “thức tỉnh”, “tiến bộ”… hay đại loại những từ như thế. Có người còn “dự báo” việc công khai bỏ Đảng này sẽ trở thành một “trào lưu”, sẽ “tác động” đến những người còn “phân vân”. Rõ ràng, từ một hiện tượng khá bình thường, có người đã “nâng” lên thành một sự kiện lớn lao, thành một “dấu hiệu” đặc biệt. Trong khi đó, với những vi phạm tư cách đảng viên, một số người đã chọn việc từ bỏ Đảng để tránh bị kỷ luật, thậm chí là khai trừ khỏi Đảng. Không những thế, việc bỏ Đảng ít nhiều tạo cho họ một cái “danh” (hão) là người “thức thời”, “phản tỉnh”… (?!)
Trong tiến trình hơn 84 năm ra đời và phát triển, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thành tựu quan trọng, không có lý gì vì những cá nhân quay ngoắt lại với quá trình vẻ vang đó mà Đảng có thể bị ảnh hưởng, bị tổn hại uy tín. Đến nay, danh xưng đảng viên vẫn như là một “danh hiệu”, một sự “chứng nhận” về nhiều mặt trong xã hội đối với mỗi cá nhân, trừ một bộ phận suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức mà Đảng đã nhìn ra và đang tìm cách loại trừ. Bên cạnh những đảng viên “chưa bị lộ” (nhất định sớm muộn gì cũng sẽ bị vạch trần) thì những người vừa bỏ Đảng kia cũng nằm trong số “một bộ phận” đó, bởi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và phẩm chất của người đảng viên, trong đó có tính chiến đấu, tính kiên định, sự bản lĩnh…
Với hơn 3,6 triệu đảng viên, việc một số ít người vì bất kỳ lý do gì từ bỏ Đảng hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức mạnh của Đảng. Không chỉ vậy, đó cũng là một sự đào thải, thanh lọc có tính tự nhiên trong quá trình vận động, chỉ những đảng viên trung kiên, không bị dao động, không lệch lạc về nhận thức, tư tưởng mới xứng đáng là đảng viên của Đảng. Qua sự việc này, có thể xem là một dịp để mỗi đảng viên tự soi rọi lại mình có thực sự trung thành với lý tưởng của Đảng, có thực sự xứng đáng là đảng viên cộng sản hay không. Nói cách khác, việc một số cá nhân đảng viên từ bỏ Đảng có thể xem là một “liệu pháp sốc”, một thứ vắcxin để tạo ra các kháng thể cần thiết giúp Đảng tăng sức đề kháng, đủ khả năng chống lại các loại vi rút nguy hiểm khác.
Xét về quy định của Đảng, những đảng viên công khai ra khỏi Đảng, bỏ Đảng (chứ không phải xin ra khỏi Đảng) mà chưa có sự đồng ý của cấp ủy có thẩm quyền phải xem là một vi phạm tư cách đảng viên. Các cấp ủy hoàn toàn có thể áp dụng kỷ luật đảng để xử lý, bằng hình thức cao nhất là khai trừ khỏi Đảng. Rõ ràng, hình thức xóa tên, khai trừ là cần thiết đối với những đảng viên không còn tính đảng. (Và trên thực tế đã có đảng viên bị khai trừ sau khi tuyên bố bỏ Đảng).
Dĩ nhiên cũng không thể bỏ qua một số đảng viên khác đã mất sức chiến đấu, không còn tinh thần tiên phong nên âm thầm bỏ sinh hoạt đảng. Trong đó, có một vài đảng viên sau khi nghỉ hưu thay vì chuyển sinh hoạt đảng về địa phương thì “cất” luôn hồ sơ đảng viên vào tủ, tự khép lại quá trình phấn đấu vì sự nghiệp phục vụ nhân dân của mình. Phải chăng khi đó đảng viên không còn là “tước hiệu” để họ thăng quan phát tài thì họ thẳng thừng từ chối, quên luôn những lời thề khi đứng trước cờ Đảng trong ngày kết nạp? Có thể họ “vui vẻ”, “thảnh thơi” bởi không phải nhận sự phân công nào nữa với sự lặng lẽ bỏ đảng tịch nhưng rõ ràng đó là một sự phủ định, từ bỏ, thậm chí là phản bội, chính bản thân mình. Sự phủ định đó là một điều đáng tiếc đối với ngay những người bình thường chứ đừng nói chi đến một đảng viên, người đã từng thề sẽ phấn đấu hi sinh, cống hiến cho sự nghiệp của Đảng đến phút sau cùng.
Dù sao thì với lập luận của một số người bỏ Đảng rằng Đảng ngày nay không còn như trước đây, rằng trong Đảng tồn tại nhiều kẻ cơ hội, thoái hóa, biến chất…thì Đảng và bản thân mỗi đảng viên cần nghiêm túc nhìn nhận lại. Từ “một bộ phận” rồi “một bộ phận không nhỏ” đảng viên suy thoái, biến chất, như nhìn nhận từ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, là một biểu hiện cho thấy Đảng đang gặp nhiều thử thách từ chính trong nội bộ của mình. Để Đảng vẫn giữ được uy tín và sự tin yêu của nhân dân, toàn Đảng phải siết chặt đội ngũ, thực hiện nghiêm kỷ luật đảng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình để chấn chỉnh những lệch lạc và loại trừ những phần tử tiêu cực ra khỏi Đảng. Mỗi đảng viên cũng cần tự điều chỉnh mình, phải tự chiến thắng chủ nghĩa cá nhân trong bản thân mình, đồng thời góp phần phê phán, đấu tranh với những sai trái của đồng chí mình. Sẽ là không tưởng nếu mỗi người chỉ có đòi hỏi, mong muốn mà bản thân mình không trực tiếp tham gia làm gì cả.
Chính vì vậy, việc những đảng viên bỏ Đảng phải là dịp để mỗi đảng viên khác thấy mình có trách nhiệm hơn, tâm huyết hơn, bản lĩnh hơn!
Tác giả bài viết: Minh Tâm
Nguồn tin: www.hcmcpv.org.vn
Họ và tên:
|
*
|
|
Email:
|
*
|
|
Tiêu đề:
|
*
|
|
Mã xác nhận:
|
(*)
|
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules |
| | | |
Toolbar's wrapper | | | | | |
Content area wrapper | |
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle. |
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttons | Statistics module | Editor resizer |
| |
|
|
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other. | |
| | | |
*
|
|
|